Khám Phá Quá Trình Bơi Lội Của Trẻ 24 Tháng Tuổi

Bơi lội là một môn thể thao tuyệt vời có thể nói là không có rào cản nào cụ thể về lứa tuổi, nhất là đối với trẻ nhỏ.

Nhiều bậc phụ huynh vẫn băn khoăn rằng liệu độ tuổi nào là thích hợp cho con mình tập bơi? Và câu trả lời là bất cứ độ tuổi nào bé cũng đều có thể tập bơi, ngay cả thuộc độ tuổi sơ sinh.
Thậm chí đây còn được coi là môn thể thao đầu đời của trẻ, bơi lội là phản xạ tự nhiên của trẻ có từ khi còn trong bụng mẹ.

Trong bài viết lần trước chúng ta đã cùng nhau tập cho trẻ sơ sinh những động tác cơ bản để trẻ có thể có những bước đệm ban đầu cho việc học bơi. Còn hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau khám phá các quá trình bơi lội của trẻ ở lứa tuổi 24 tháng tuổi nhé.

Từ 24 tháng tuổi trẻ trong quá trình bơi lội đã có thể học thêm những kĩ năng như phản xạ tự đạp chân dưới nước, hay là tập thở….

1. Giai đoạn 1

Trong giai đoạn này, với mục đích được đưa ra là để giúp cho trẻ làm quen hơn với môi trường dưới nước, để trẻ có cảm giác tay, chân với nước thật tự nhiên.
– Bài tập lướt người trên nước khi nằm ngửa: Bạn giữ trẻ nằm ngửa, chú ý là giữ cho phần đầu của trẻ cai hơn mặt nước để tránh nước vào mắt, mũi, miệng.
– Bài tập lướt người khi trẻ nằm sấp: Bạn dùng một tay đỡ phần ngực và cằm của trẻ để trẻ nằm sấp, và vẫn phải giữ đầu trẻ cao hơn. Tay còn lại bạn đỡ lấy phần thân của trẻ, đưa người bé lướt nhẹ nhàng trên nước, và có một lưu ý là bạn tuyệt đối không để bé úp mặt xuống nước nhé.
>> xem thêm: Tập Bơi Cho Trẻ Sơ Sinh Tại Nhà-Tại Sao Không?

2. Giai đoạn 2

Giai đoạn này giúp cho trẻ làm quen với việc vận động tay chân dưới nước, tranh việc hoảng sợ của trẻ khi bị rớt nước lên vùng đầu, mặt.

– Bài tập cùng phao tay và phao cổ: Bạn chuẩn bị phao cổ và phao tay cho trẻ. Sau đó bạn đứng đối diện bé, làm mẫu những động tác khua tay với nước để bé bắt chước theo. Còn với động tác chân thì bạn cần cho bé đứng gần thành bể rồi cho bé đạp nước, cứ như vậy vài lần trẻ sẽ quen.

– Bài tập bắt đầu đi chuyển và đạp chân: Bạn dang 2 tay để bé bám vào cổ và tựa đầu vào vai để có thể nổi, sau đó bạn di chuyển giật lùi về sau để bé dần tiến theo bạn, và trẻ cũng sẽ có phản xạ tự nhiên theo là tự đạp chân trong nước.

>> xem thêm: Kiến thức cơ bản dành cho cha mẹ để con học bơi tốt hơn

3. Giai đoạn 3

Trong giai đoạn này bạn sẽ giúp trẻ cách nín thở tạm thời trong nước, đặc biệt là giúp trẻ hình thành phản xạ lật ngửa người, đối với các bé từ 14 tháng tuổi trở lên khi ở dưới nước.

– Bài tập lặn cùng trẻ: Khi đã quen với nước bạn có thể cho trẻ tập ngụp dưới nước. Bạn chỉ cần thổi nhẹ vào mặt trẻ, theo phản xạ bé sẽ nhắm mắt hay nín thở tạm thời, khi đó bạn thực hiện động tác lướt nước người nằm sấp rồi cho trẻ thấp dần dưới nước và thực hiện lặn ngụp nhanh.

Khi bạn lặp lại động tác này nhiều lần sẽ giúp cho việc bơi lội của bé quen với việc phản xạ lấy hơi là phải để mặt hay toàn bộ cơ thể nằm ngửa.

Hãy cho trẻ tập bơi càng sớm càng tốt, vì bơi là một kĩ năng sinh tồn quan trọng với con người.

Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp ích cho các bậc phụ huynh và các bạn nhỏ, chúc các bạn thành công và có những ngày hè bơi lội lý thú cùng gia đình và bạn bè.

LỊCH KHAI GIẢNG GỌI ĐIỆN TƯ VẤN

Bài viết liên quan