Tự Nổi – Kĩ Năng Bơi Lội Cần Thiết Cho Trẻ Nhỏ

Trong bơi lội, kĩ năng tự nổi là vô cùng quan trọng. Điều này sẽ giúp ích được cho bạn trong những trường hợp cấp bách, và hơn nữa là đối với lại trẻ nhỏ. Nhờ vào kĩ năng này mà các em nhỏ có thể tự cứu mình trong những tình huống nguy cấp bất ngờ.

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những bước cơ bản trong kĩ thuật tự nổi trong bơi lội qua nội dung dưới đây nhé.

Muốn nổi được thì trước hết trẻ cần phải học cách đạp chân trong nước.

1. Cho trẻ học cách đá chân dưới nước

Muốn nổi được thì trước hết trẻ cần phải học cách đạp chân trong nước. Cách tiến hành bài tập này khá đơn giản.

Trước tiên bạn để cho bé bám sát vào thành của bể bơi. Còn bạn đỡ lấy phần bụng của bé khi để cho bé nằm sấp xuống. Khi này trẻ sẽ có phản xạ trong nước là duỗi chân và đạp nước thật mạnh. Như vậy thôi là trẻ đã biết cách đá chân sao cho đúng rồi đó.

Với giai đoạn đầu như thế này, bố mẹ chỉ nên hướng dẫn cho trẻ làm sao để phần thân sau của mình nổi được trên mặt nước nhờ đạp chân đã. Đừng nên quá nóng vội mà cho trẻ học quá nhiều các kĩ năng.

>> xem thêm: Cùng Trẻ Thực Hiện 4 Bài Tập Đơn Giản Khi Học Bơi

2. Để trẻ học cách thở và cách nín thở ở trong nước

Trong bơi lội, khả năng hít – thở trong nước quyết định khả năng sống của bạn khi có những tình huống nguy hiểm bất chợt xảy đến.

Cách tiến hành với trẻ như sau: Bố mẹ bé ngang lấy phần thân của bé, và cho bé úp mặt ngập xuống nước để có thể tập nín thở.

Khi này bạn nên nhớ là chỉ cho bé úp mặt tập thở một vào giây thôi nhé. Sau đó là phải kéo bé lên ngay để tránh bị sặc nước hay ngạt nước nhé.

Trong bơi lội, kĩ năng tự nổi là vô cùng quan trọng.

3. Những động tác, kĩ thuật của tay

>> xem thêm: Học Bơi – Kĩ Năng Giúp Bé Sống Sót An Toàn Dưới Nước
Khi mà bé đã làm quen được với cách đá chân, bài học nín thở rồi thì bạn hãy chuyển sang cách dạy bé khua tay trong nước sao cho đúng.

Để làm được điều này thì bố mẹ cần làm mẫu trước để bé tập theo. Sao đó mới dạy cho bé cách đặt tay như thế nào, khua nước ra làm sao…để có thể hạn chế mức tối đa lực cản mà nước gây ra.

4. Hướng dẫn chuyển động của phần đầu trong nước

Đây cũng là một trong số các bài tập quan trọng khi mà bé học bơi. Các đi chuyển phần đầu trong nước ra làm sao sẽ giúp trẻ thuận lợi hơn khi ngoi lên để lấy khí hít thở. Và thở ra làm sao để không bị sặc, nhờ đó mà trẻ có thể bơi xa hơn, bơi lâu hơn.

Trong bơi lội mọi động tác đều cần tới sự phối hợp nhịp nhàng và đều đặn. Khi trẻ đã biết cách kết hợp những động tác trên thật nhuần nhuyễn thì nỗi lo của bạn đã được giảm đi phần nào đó. Và cũng đừng vì những nỗi lo đó mà lãng quên đi niềm vui bơi lội của trẻ nhỏ. Chúc các bạn và các em nhỏ có những ngày bơi bổ ích và nhiều niềm vui.

 

 

LỊCH KHAI GIẢNG GỌI ĐIỆN TƯ VẤN

Bài viết liên quan