Việc chăm sóc trẻ sơ sinh không hề đơn giản, thế giới bên ngoài khác hẳn với khi còn ở trong bụng mẹ. Vì thế mà trẻ sơ sinh sẽ có những thay đổi khi tiếp xúc với thế giới lạ lẫm bên ngoài, hãy cùng với chúng tôi cùng tìm hiểu những bệnh hay gặp nhất ở trẻ sơ sinh qua nội dung của bài viết sau đây.
Việc chăm sóc trẻ sơ sinh không hề đơn giản, thế giới bên ngoài khác hẳn với khi còn ở trong bụng mẹ.
1. Hiện tượng vàng da sinh lý
Do trong những ngày đầu sau sinh, hồng cầu của trẻ sơ sinh bị vỡ nên các sắc tố mật được giải phóng gây nên vàng da cho trẻ.
Với những trẻ sơ sinh đủ tháng thì hiện tượng này sẽ chấm dứt vào khoảng ngày thứ 9 đến ngày thứ 10 sau sinh trở đi. Còn với những trẻ sơ sinh thiếu tháng thì tình trạng này sẽ kéo dài hơn một chút.
Khi bị vàng da sinh lý trẻ vẫn bú mẹ bình thường, và những tri giác của trẻ vẫn linh hoạt, bạn có thể cho trẻ tắm nắng mỗi buổi sáng từ khoảng 7 giờ sáng đến 8 giờ sáng để cải thiện tình trạng này.
>> xem thêm: Hướng Dẫn Bạn Cách Chọn Phụ Kiện Bơi Cho Bé
2. Đó là hiện tượng nôn trớ
Là một hiện tượng đẩy ngược những chất có trong dạ dày ra ngoài miệng do tác động quá gắng sức. Hiện tượng trớ có thể xảy ra sau khi trẻ ăn no, cười đùa quá mức, hay khóc quá nhiều….
Với trẻ sơ sinh trong giai đoạn này cơ thắt tâm vị còn đóng lỏng lẻo, còn cơ thắt môn vị lại được đóng kín, khó có thể điều chỉnh khiến cho trẻ sơ sinh dễ bị nôn trớ.
Với trẻ sơ sinh trong giai đoạn này cơ thắt tâm vị còn đóng lỏng lẻo, còn cơ thắt môn vị lại được đóng kín, khó có thể điều chỉnh khiến cho trẻ sơ sinh dễ bị nôn trớ.
3. Hiện tượng hạt kê
Đó là khi trên da bé xuất hiện những hạt nhỏ màu trắng đục, kết quả là do sự ứ đọng những chất cặn bã, kê hay gặp ở vùng trán, mũi và gò má, một số trẻ sơ sinh còn có thể xuất hiện kê ở vùng bắp tay.
Những hạt kê này sẽ mất sau một vài tuần, bạn cũng lưu ý khi tắm cho trẻ sơ sinh không nên chà quá mạnh để tránh gây tổn thương làn da bé.
>> xem thêm: Học Bơi Là Cách Giúp Trẻ Nhỏ Có Thể Rèn luyện Phẩm Chất
4. Hiện tượng nghẹt mũi và hắt hơi
Đây là một sự kích ứng có thể gặp sau khi trẻ hít phải khói thuốc lá, tiếp xúc với bụi bẩn, không khí khô, nhất là vào mùa đông…
Để tránh hiện tượng này bạn cần tránh cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng. Sử dụng dụng cụ hút mũi cho trẻ hay nhỏ dung dịch NaCl 0,9% cho trẻ để làm sạch mũi.
Với những chia sẻ ngắn trên đây, hy vọng các bà mẹ sẽ có thêm những kiến thức bổ ích hơn trong cách chăm sóc trẻ sơ sinh, chúc các bạn thành công.