Giúp mẹ hiểu được tâm lý của trẻ sơ sinh

Vì trẻ sơ sinh không thể nói chuyện nên sẽ có rất nhiều lúc bố mẹ sẽ rất khó giao tiếp cũng như biết được tâm lý của trẻ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu một vài biểu hiện bộc lộ tâm lý của trẻ

  1. Mỉm cười

Mỉm cười là khi bé cảm thấy thoải mái

Khi được ăn no hay thấy khỏe, bé cười tươi. Bé thật sự biết cười từ tuần thứ 6 hoặc thứ 8 trở đi. Trong khoảng thời gian đầu, nụ cười thường là dấu hiệu thỏa mãn về mặt thể chất của bé. Càng về sau, nụ cười của bé càng trở nên dễ hiểu hơn và bé hay cười hơn khi được ở bên cạnh những người thân thuộc yêu thương mình”.

Điều nên làm:

Khuyến khích bé bằng cách phản ứng tích cực với những nụ cười đầu tiên của con: mỉm cười lại với con, nói với con rằng con rất tuyệt – cho dù con không hiểu được ý nghĩa của câu ngữ nhưng con sẽ hiểu ẩn ý của mẹ.

  1. Cong lưng

Vài tuần sau sinh, bé có biểu hiện cong lưng khi bị khó chịu. Khi bé có biểu hiện cong lưng kèm theo khóc, rất có thể là bé bị trào ngược bên trong. Các bé sẽ cảm thấy khó ở và xoay đi xoay lại để tìm được một vị trí thoải mái hơn. Biểu hiện cong lưng đôi khi thể hiện rằng bé đã no và không muốn bú nữa”.

Điều nên làm:

Có thể bé chỉ muốn thay đổi vị trí vì chưa thể tự di chuyển được nhiều ở giai đoạn đầu. Nếu con ở trong nôi hay xe đẩy thì hãy thử bế con ra ngoài hoặc đặt bé lăn lê trên sàn nhà trong vài phút.

  1. Gãi tai hoặc dụi mắt

Trẻ sẽ dụi mắt hoặc gãi tai khi chúng bắt đầu cảm thấy mệt mỏi

Trẻ sẽ dụi mắt hoặc gãi tai khi chúng bắt đầu cảm thấy mệt mỏi. Theo các chuyên gia,  trước tháng thứ 6, trẻ sẽ có biểu hiện gãi tai, dụi mắt khi chúng thấy mệt hay bị ngứa ngáy. Tai và mắt là những bộ phận nhạy bén và có vẻ trẻ thích cảm nhận xung quanh qua các bộ phận này.

Điều nên làm:

Khi trẻ có dấu hiệu gãi tai hay dụi mắt, ba mẹ nên ru con ngủ ngay lúc đó. Nhưng lưu ý rằng, nếu trẻ gãi tai và quấy khóc liên tục thì rất có thể bé đã bị nhiễm trùng và bạn nên hỏi ý kiến các bác sĩ nhi khoa sớm nhất có thể.

    4. Giật mình

Tiếng ồn lớn sẽ làm các bé giật mình

Tiếng ồn lớn, ánh sáng mạnh hoặc thú đồ chơi có thể khiến con bạn giật mình và khóc. Phản xạ giật mình có thể là do bẩm sinh nhưng có thể mất dần trong 3 đến 6 tháng.

Điều cần làm:

Để tạo cho con mội trường an toàn, bạn nên hạn chế tối đa âm thanh và ánh sáng và cuốn chăn nhẹ cho bé đỡ giật mình.

LỊCH KHAI GIẢNG GỌI ĐIỆN TƯ VẤN

Bài viết liên quan